Ki ốt chợ đầu mối nông sản - tiêu chuẩn nào cho dài hạn?
Ki ốt kiểu cũ và những bất cập trong xây dựng
Chợ đầu mối là nơi tập trung lượng hàng hoá lớn nhất từ các nguồn sản xuất, kinh doanh của khu vực kinh tế hoặc của ngành hàng để tiếp tục phân phối tới các chợ nhỏ hơn và các kênh lưu thông khác.
Năm 2018, cả nước có 8.580 chợ với 83 chợ đầu mối. Nhìn chung, hầu hết các chợ đầu mối Việt Nam còn tồn tại nhiều yếu kém như cơ sở vật chất nghèo nàn, việc đầu tư xây dựng chợ mới phần lớn do Nhà nước làm, hoặc 100% tư nhân đảm nhiệm nhưng lại thiếu đi sự tham gia của Nhà nước khiến Chợ đầu mối bị biến tướng thành khu đô thị. Nhiều chợ chưa đáp ứng được yêu cầu vệ sinh, an toàn thực phẩm, văn minh thương mại. Đặc biệt tại hầu hết chợ đầu mối phía Bắc, nơi kinh doanh các mặt hàng nông sản, thủy sản...thì do quy mô lại nhỏ nên chưa đảm nhận được chức năng đầu mối để tập trung các mối hàng cung cấp cho thị trường.
Chợ đầu mối đang trong tình trạng xuống cấp và thiếu nhiều tiện ích cơ bản
Hệ quả tất yếu của những khu chợ đầu mối sầm uất nhưng chất lượng “từ thế kỷ 20” là “báo động đỏ” về tiêu chuẩn vệ sinh và không đáp ứng điều kiện kinh doanh, nhất là công tác phòng cháy chữa cháy. Do đó, chợ đầu mối – đặc biệt tại khu vực miền Bắc – cần có những quyết sách mạnh mẽ, và giải pháp tháo gỡ nhanh các vướng mắc hiện nay. Đó là xây dựng chợ đầu mối mới, với hệ thống ki ốt đáp ứng nhu cầu kinh doanh của tiểu thương, với doanh nghiệp là động lực phát triển chính.
Tiêu chuẩn mới cho ki ốt chợ đầu mối
Theo đề xuất của tiểu thương tại nhiều chợ đầu mối, diện tích ki ốt tối thiểu giúp tiểu thương hoạt động hiệu quả rơi vào khoảng 30m. Ki ốt có phần mái cao, thoáng cùng tổng thể đồng bộ đa dạng dịch vụ sẽ là giải pháp xây dựng mới cho chợ đầu mối trong tương lai, quan trọng nhất vẫn là thiết lập “văn minh thương mại”.
Ngoài các yêu cầu xây dựng ki ốt, mỗi chợ đầu mối cần cân đối các công trình, dịch vụ phụ trợ hoạt động kinh doanh của ki ốt. Không gian mua bán, lưu trữ trong ngày, kho, bãi đỗ xe, khu sinh hoạt, đường giao thông nội bộ… đều tác động không nhỏ tới việc giao thương, nhất là vào thời điểm mùa vụ.
Hiện tại, mặc dù ở Việt Nam, nhiều chợ đầu mối mới (chủ yếu khu vực miền Nam) với quy mô lớn, được đầu tư xây dựng nhưng cũng đã tụt hậu hơn nhiều so với các chợ đầu mối trong khu vực Đông Nam Á. Diện tích chợ đầu mối các nước phát triển dao động từ 80 - 100ha. Đây chính là chiến lược phát triển chợ dài hạn từ 20 - 30 năm mà không phải mở rộng khi nhu cầu sử dụng tăng cao.
Với quy mô ảnh hưởng liên vùng như chợ đầu mối, việc xây dựng rất cần có sự chung tay của doanh nghiệp tư nhân, kết hợp cùng sự hỗ trợ, quản lý từ phía Nhà nước. Hội tủ đủ các yếu tố trên, diện mạo chợ Việt Nam chắc chắn sẽ thay đổi trong một tương lai gần.