Chợ và văn hóa người Việt
Chợ Việt Nam có lẽ được hình thành từ thời lập quốc, là nét đẹp văn hoá đặc sắc riêng biệt. Nó hiện diện từ tấp nập đô thị đến những nơi hẻo lánh vùng xa, mang những đặc trưng điển hình cho sinh hoạt xã hội của người Việt.
Nét văn hóa đặc trưng thể hiện trong các chợ truyền thống
Chợ vốn dĩ là nhu cầu tối thiết yếu của con người, với người Việt Nam chợ lại cũng là một cái gì gần gũi hơn nữa, máu thịt hơn nữa…
Có thể nói, chợ Việt chính là chỗ kết tụ lắng đọng văn hóa độc đáo của từng vùng. Miền núi có cái lãng mạn hoang sơ của miền núi, miền biển có cái phóng khoáng đậm đà của miền biển. Nếu như ngoài Bắc với những phiên chợ tình mang đậm bản sắc dân tộc vùng cao thì miền Nam lại nổi tiếng với những phiên chợ Nổi mùa nước lên với những con người phóng khoáng hiếu khách.
Chợ truyền thống là nơi giao lưu kinh tế, văn hóa, xã hội của người dân, nơi thể hiện bộ mặt tinh thần và trình độ phát triển của vùng đất đó.
Như một bức tranh xã hội thu nhỏ, khi đến một vùng đất mới, chỉ cần đến chợ, người ta hiểu được mình đang ở xứ nào, nghề nghiệp sinh sống của người dân ở vùng đất đó là gì, đời sống phát triển ra sao, đạt đến mức nào? Nhìn vào vải vóc đồ mỹ nghệ để biết được sự thịnh vượng và trình độ văn minh phát triển của vùng quê ấy. Chợ gắn bó với đời sống của người dân Việt đã nghìn đời nay nên nó là hình ảnh thân thương nhất của quê hương, xứ sở. Người đi xa làng không thể không nhớ làng. Mà mỗi lần nhớ đến làng thì không thể không nhớ đến cái chợ quê chông chênh lều lán ở đầu làng.
Sự thay đổi của chợ trong những thập kỷ qua
Từ xa xưa, nước ta là nước sản xuất nông nghiệp tự cung, tự cấp. Đặc điểm của nông nghiệp tự cung tự cấp là “tay làm hàm nhai”, không có khái niệm về kinh tế hàng hóa. Khi sản vật nông nghiệp có chút dư thừa thì người ta trao đổi với nhau theo phương thức vật đổi vật. Có lẽ, đây là thời điểm chợ truyền thống ra đời.
Quá trình hình thành - phát triển chợ ở Việt Nam gắn liền với truyền thống buôn bán của dân cư và có tác động trực tiếp đến đời sống vật chất, tinh thần của đất nước.
Chợ “xưa” và “nay” đều là một kiểu tổ chức thị trường, tổ chức mua bán/phân phối hàng hóa có tính dân gian. Hình thức có thể đổi thay ít nhiều nhưng bản chất thì vẫn vậy.
Chợ đầu mối nông sản thực phẩm – nơi lưu giữ giá trị bền vững cho xã hội
Chợ đầu mối là kênh tiêu thụ hiệu quả, kết nối được sản xuất với phân phối, tiêu dùng nông sản và bảo đảm chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm. Chợ không chỉ là nơi giao lưu văn hóa, vẻ đẹp tinh thần mà còn góp phần phát triển sản xuất nông nghiệp, thúc đẩy kinh tế phát triển.
Nói riêng về Hưng Yên – mảnh đất mang trong mình những giá trị văn hóa mộc mạc, dung dị, nhưng cũng không kém phần sôi nổi với “thứ nhất Kinh Kỳ, thứ nhì Phố Hiến”. Phố Hiến xưa được coi là “Tiểu Tràng An” – một đầu mối giao thương quốc tế sầm uất, một đô thị được hình thành, phát triển nhanh và cực thinh vào thế kỷ 16, 17. Hiểu rằng đây là vùng đất nhiều tiềm năng chính quyền địa phương luôn mong muốn tái hiện lại hình ảnh phố Hiến xưa qua việc xây dựng mới chợ đầu mối mang tầm quốc tế lớn nhất Việt Nam .
Khi được hình thành, chợ sẽ làm sống động một vùng kinh tế, làm hưng thịnh một loạt ngành nghề sản xuất, làm cải biến triết lý kinh doanh và làm bùng nổ một cộng đồng cư dân văn minh. Tất cả người dân địa phương đều có cơ hội làm giàu trên mảnh đất quê hương. Từ chính quyền địa phương, đến tầng lớp nông dân, công nhân hay lao động tự do.
Không chỉ mang lại giá trị cho thời điểm hiện tại, giá trị của chợ còn tăng lên không ngừng nghỉ theo thời gian phục vụ, mang đến nguồn sống cho rất nhiều thế hệ con người nơi đây.